Thiết Kế Cảnh Quan Sân Golf – Quy Trình Và Nguyên Tắc Cần Nhớ
Thiết kế cảnh quan sân golf là bước quan trọng, không thể thiếu khi xây dựng sân golf tiêu chuẩn. Vậy tại sao phải thiết kế cảnh quan? Quy trình thiết kế cảnh quan sân gôn như thế nào? Những nguyên tắc nào cần được đảm bảo? Mọi vấn đề vướng mắc sẽ được giải đáp một cách đầy đủ thông qua bài viết dưới đây.
Tại sao phải thiết kế cảnh quan sân golf?
Golf được coi là môn thể thao quý tộc, dành cho giới thượng lưu, đặc biệt là phù hợp với những doanh nhân thành đạt. Trên thế giới, bộ môn golf phát triển từ thế kỉ 20 và ngày càng chiếm ưu thế vì được nhiều người biết tới và tham gia đông đảo. Song song với sự phát triển mạnh mẽ của bộ môn golf chính là việc gia tăng thiết kế cảnh quan sân golf mới.
Cảnh quan sân golf sẽ bao gồm rất nhiều yếu tố như: Khung cảnh thiên nhiên, sảnh khách, quán bar, khu vực cửa hàng proshop, không gian lưu trữ xung quanh để phục vụ mục đích giải trí. Mặt khác, hiện nay, cảnh quan sân gôn còn cung cấp điểm du lịch, thu hút nhiều thượng khách ghé thăm để trải nghiệm, thư giãn. Chính vì thế mới thấy được tầm quan trọng của thiết kế cảnh quan tại sân golf. Hiểu một cách đơn giản thì cảnh quan sân gôn càng đẹp, lượng khách lui tới sẽ càng đông.
Hướng dẫn quy trình thiết kế cảnh quan sân golf chuẩn
Trước khi đi vào xây dựng cảnh quan sân golf, các kỹ sư sẽ phải thiết kế bản mẫu. Theo đó, việc phác thảo bản mẫu cảnh quan sân golf đòi hỏi tính chuyên môn và kỹ thuật cực cao. Hơn nữa, muốn bản thiết kế hoàn chỉnh thì người thiết kế phải trải nghiệm nhiều sân golf khác nhau để xây dựng bản vẽ chuẩn, có tính ứng dụng cao. Dưới đây là một vài bước cơ bản trong quy trình thiết kế cảnh quan sân golf mà golfer có thể tham khảo:
Bước 1: Thiết kế bản vẽ sơ phác
Trước khi bắt tay vào công đoạn thiết kế cảnh quan sân gôn thì các kỹ sư sẽ cần khảo sát thực tế và gặp gỡ khách hàng cũng như đội ngũ nhân sự tham gia dự án để thống nhất nội dung cũng như kế hoạch thực hiện. Từ đó, đội ngũ kỹ sư sẽ dễ rà soát những điểm cần lưu ý khi lên bản vẽ sơ bộ. Cũng trong giai đoạn này, các kiến trúc sư sẽ thu thập cho mình các thông tin liên quan tới dự án để dễ dàng lên bản hoạch định chi tiết về công việc.
Bước 2: Báo cáo bản vẽ tổng thể của dự án
Sau khi đã thiết kế xong bản vẽ sơ bộ, đội ngũ kỹ sư sẽ rà soát lại các hạng mục cần thiết có trên bản vẽ cuối cùng. Tiếp đến, người thiết kế sẽ chuẩn bị bản báo cáo cho bản vẽ tổng thể toàn bộ dự án xây dựng sân golf.
Bước 3: Xây dựng bản vẽ thiết kế cảnh quan sân golf
Khi đã thu thập đầy đủ các thông tin, đội ngũ kiến trúc sư sẽ bắt đầu xây dựng bản vẽ chi tiết bao gồm:
- Bản vẽ tổng thể cho toàn bộ sân golf.
- Phần mặt bằng sử dụng đất cho các hạng mục quan trọng như: Sân golf, nhà nghỉ, không gian mở, khu dịch vụ,…
- Bản vẽ chi tiết về đường giao thông (lối vào, đường nội bộ).
- Bản vẽ quản lý nước thể hiện hệ thống kênh – rạch lưu thông, ao – hồ, nhánh sông hay khu vực ẩm thấp.
- Bản báo cáo bản vẽ tổng thể sẽ đem lại cái nhìn trực quan, chi tiết cho toàn bộ dự án.
Bước 4: Thiết kế chi tiết
Sau khi đã có đủ nội dung cần khai khác, nắm rõ kế hoạch cụ thể, đội ngũ thiết kế sẽ chuẩn bị các bản vẽ kỹ thuật cho việc xây dựng cảnh quan nói riêng và sân golf nói chung.
Bước 5: Giám sát xây dựng
Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quy trình xây dựng cảnh quan sân golf. Mỗi một thành viên sẽ là một “mắt xích” và tương hỗ nhau để đảm bảo tiến độ công việc.
Trong suốt quá trình thi công, đội ngũ giám sát sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng nhằm đảm bảo công việc hoàn thành theo đúng tiến độ đề ra. Ở mỗi giai đoạn sẽ có các chuyên viên giàu kinh nghiệm đảm trách từng công việc cụ thể bao gồm: Kiến trúc sư trưởng, người thiết kế sân golf, chuyên viên về cỏ,….
Nguyên tắc cần nhớ khi thiết kế cảnh quan sân
Thiết kế cảnh quan sân golf cần đảm bảo một vài tiêu chí quan trọng. Theo đó, khi thiết kế sân đạt chuẩn quốc tế thì cần có các hạng mục như:
- Tee-box (Tee): Đây là khu vực phát bóng, hay hiểu đơn giản nó chính là điểm bắt đầu mỗi hố golf. Hình dạng và kích thước của khu vực này khá đa dạng nhưng thông thường, một teebox sẽ có dạng bề mặt bằng phẳng, hình vuông.
- Fairway: Đây là khu vực kéo dài từ điểm đánh bóng đầu tiên xuống tới gần khu vực Green. Đây là vùng quan trọng được golfer nhắm tới khi chơi golf. Bởi lẽ, khi bóng ở khu vực fairway, người chơi sẽ dễ dàng đánh bóng vào vùng green hơn so với việc chơi bóng từ Rough hoặc Hazards.
- Green: Đây là khu vực bao quanh hố golf. Vùng này thường được thiết kế với cỏ mịn bởi nó là nơi bóng lăn vào hố. Tại Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, vùng green của sân golf thường ưu tiên sử dụng cỏ Bermuda hoặc cỏ Bentgrass. Ngoài ra, khu vực green cũng được thiết kế với địa hình hơi dốc để đảm bảo bóng lăn chính xác.
- Hole (Hố golf): Khi thiết kế cảnh quan sân golf thì không thể thiếu hạng mục này. Bởi đây là phần quan trọng trong môn thể thao quý tộc. Một lỗ golf thông thường được thiết kế với đường kính khoảng 10.8 cm cùng độ sâu thấp nhất là 10cm. Trong đó, hố golf cắm cờ đỏ thể hiện lỗ này nằm phía trước của vùng Green. Với hố có cờ màu trắng thể hiện lỗ đó ở giữa và cờ xanh có nghĩa là hố đó ở phía sau khu vực Green.
- Rough: Đây là thuật ngữ thể hiện đường biên xung quanh vùng fairway. Khu vực này chứa nhiều chướng ngại vật và rất khó để đưa bóng golf vào hố. Vì thế, khi chơi golf, golfer luôn muốn tránh đánh bóng vào vùng “nguy hiểm” này.
- Golf Hazards: Thuật ngữ này chỉ các chướng ngại vật có trên sân golf. Các chướng ngại vật sẽ bao gồm hố cát, bụi cỏ, hồ nước,… Với các tay chơi chuyên nghiệp, golf hazards luôn là sức hấp dẫn đặc trưng để người chơi chinh phục.
- Fringe/ Collar Fringe/Collar: Đây là những phần bao quanh khu vực Green – nơi cỏ mọc cao hơn so với các vùng khác trên sân bóng. Chúng thường nằm kéo dài theo các bụi rậm.
- Trees: Cây được trồng quanh sân nhằm tạo cảnh quan sân golf hấp dẫn. Đồng thời, nó cũng góp phần tạo độ khó cho các trận đấu.
Có thể thấy, thiết kế cảnh quan sân golf chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những mục đích sử dụng cũng như những đặc trưng có sẵn của địa hình. Một sân golf thu hút – đẳng cấp không chỉ bởi sự thách thức mà còn ở cảnh quan thiết kế của sân. Tùy theo mục đích sử dụng mà các nhà thiết kế sẽ tạo ra những cảnh quan sân golf hấp dẫn để golfer ghé thăm và có trải nghiệm thật thú vị.
Hy vọng qua bài viết này, golfer đã phần nào mường tượng được công việc thiết kế cảnh quan sân golf. Nếu cần thêm thông tin liên quan tới lĩnh vực thi công – lắp đặt sân golf, bạn hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách gọi số hotline hoặc để lại nội dung trong KHUNG CHAT để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ kịp thời và miễn phí.
- Thu cũ đổi mới - nâng đời gậy golf
- Bảo hành chính hãng từ 1-5 năm
- Bảo dưỡng định kỳ vệ sinh miễn phí
- Fitting & Thử gậy theo yêu cầu
- Chỉnh swing và tư vấn bởi đội ngũ HLV cố vấn chuyên gia đầu ngành từ GGA
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!